AcDieu225
Co Vang

.

.

cung-chuc-tan-xuan

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Và Sự PHỤC HỒI

CHƯƠNG 9 NGÀY THỨ HAI SÁNG HÔM SAU

Tôi giật mình thức giấc thật sớm sáng hôm sau chỉ vì một sinh viên y khoa chạy vội vào phòng để lấy lịch sử bệnh lý. Tôi nghĩ thật là vô lý, vì cô sinh viên này không hề biết tôi là một bệnh nhân sống sót sau trận xuất huyết não; tức là tôi không còn khả năng nghe, hiểu và nói được điều gì. Tôi nghĩ nhiệm vụ hàng đầu của bệnh viện là phải làm cho bệnh nhân cảm thấy an tâm để phục hồi năng lực.
Cô bé sinh viên này không khác nào con dơi Dracula bay đi hút sinh lực của người bệnh. Cô ta muốn mọi thứ từ tôi, mặc dù tình trạng tôi rất mong manh; nhưng không chia sẻ với tôi được điều gì Cô ta đang chạy đua với đòng hồ, vì sợ trễ thì bị giáo sư khiển trách, nhưng rõ ràng cô ta đã thất bại. Trong hối hả, cô rất thô lỗ trong cung cách đối xử vớí bệnh nhân. Cô ta nói nhanh với tốc đô một trăm dặm một phút và hét to với tôi như tôỉ là người lảng tai!
Rốt cuộc cô không lấy được tin tức nào từ tôi, vì tôi phải nhắm mắt lại để bảo vệ số năng lượng còn ít ởi trong người. Bài học lớn nhất tôi học được vào ngày hôm đó là tôi phải là
Ạ .•    Ặ 1 1_ • Ạ            _ Ạ _ _ _ Ạ     1_     1 Ậ • _*?_ J A • 1    Ạ Ạ    -t A J ^  il       Ạ_      Ạ 1 f _ m  J r
người điêu khiên công cuộc phục hôi của tôi; không nên đê tùy thuộc vào bác sĩ, y tá hay chuyên viên nào hết.
Chữa trị Tai biến mạch máu não ở bệnh viện chỉ là:
Nếu nghẽn mạch máu, thì cho uống thuốc loãng máu và thông động mạch.

  1. Nếu xuất huyết, thì cho thuốc cầm máu và thuốc chống sưng;

Thế là bác sĩ đã xong nhiệm vụ!
Còn lại việc lớn lao và lâu dài là phục hồi các chức năng của cơ thể: như tai nghe, mắt thấy, miệng nói, tay chân cử động... là việc của chính bệnh nhân và người trong gia đình. Việc quan trọng nhất của người bệnh là... Ngủ! Ngoài việc vận động tay chân và bắp thịt, bệnh nhân phải ngủ cho đủ giờ, ngủ bất cứ khỉ nào cảm thấy mệt; ngủ càng nhiều càng tốt, vì giấc ngủ giúp cho não bộ có thời giờ phục hồi các chức năng.
Đối với mọi người, sự phục hồi lại chức năng để trở lại bình thưònq là vấn đề ý muốn và ý chí. Phần tôi, đây là một sự lựa chọn khó khăn, phức tạp của một người trí thức. Một đằng thì, sau khi bệnh ở bán cầu não Trái, tôi được sống trong tâm trạng vô cùng an vui và hạnh phúc, không còn lo lắng, buồn phiền hay bị áp lực của công việc. ở đó, mọi sự mọi vật đều tốt đẹp. Tinh thần tôi lúc nào cũng tự do và bay bổng trong an lành. Trong niềm an lạc vô bờ đó, tôi tự hỏi biết bao nhiêu lần rằng mình hồi phục để làm chi? Mặc dù, nếu có được bộ óc Trái vận hành trở lại, thì nó sẽ trả lại tôi những tài năng vốn có từ bao năm để thi thố với đời. Nhưng trong tình trạng bất lực của tôi, tôi quan sát hiện tại ở bệnh viện và nhận thấy mọi người, từ bác sĩ đến y tá, lao công, đều là những người đầy mệt mỏi và khổ sở vì áp lực công việc. Thì thử hỏi tôi có nên trở lại đời sống bình thường như họ để mà tiếp tục chịu khổ sở hay không? Có một người nổi danh nào đó đã viết rằng: “Có nên tham gia cuộc chạy đua của bầy chuột, bằng cách trở thành con chuột?”.
Thành thật mà nói, những cảm nhận về một đời sống an lạc như tôi vừa trải nghiệm trong mấy hôm nay làm tôi quá đổi yêu thích, hơn là trỏ lại cuộc sống đầy áp lực của mấy mươi năm qua. Tôi nhất quyết không từ bỏ cuộc sống mới này chỉ vì nhân danh hồi phục. Tôi rất
thích được biết rằng mình chỉ là chất loãng, biết tâm mình là một với vũ trụ và sống hòa điệu với mọi vật chung quanh. Tôi thấy mình bị mê hoặc với cách sống không cần những ngôn ngữ giả dối và sai lệch, mà chỉ cần nhìn vào điệu bộ là đã hiểu nhau với tất cả chân tình. Mà trên hết là tôi say mê cái cảm giác an lành từ trong sâu thẳm của tâm hồn lúc nào cũng tràn ngập cả người tôi.
Đến chiều cùng ngày, người bạn vào cho hay ngày mai mẹ tôi sẽ đến bằng máy bay và ở lại lo cho tôi. Mới đầu, tôi không hiểu ý niệm “mẹ” là gì. Tôi đã mất hẳn ý niệm này và Phải lục lọi, tìm kiếm trong đầu cả buổi cho tới trước khi đi ngủ. “Mẹ, mẹ... Mẹ là gì?” Tôi cứ lặp đi lặp lại mãi như người lục kiếm tài liệu trong mấy ngăn kéo đựng hồ sơ. Sau cùng tôi hiểu ra, biết Mẹ là ai, và mừng rỡ biết ngày mai bà sẽ đến. Tôi mang cả niềm vui vào giấc ngủ an lành.

CHƯƠNG 10 NGÀY THỨ BA, ME TỪ XA ĐẾN GIÚP
Vào buổi sáng ngày thứ ba, tôi được đưa sang phòng khác và nằm chung với một bệnh nhân khá đặc biệt. Ngưòi này bị chứng “phong giật” (kinh phong) nên cả đầu được quấn khăn trắng với các điện cực chung quanh để theo dõi phản ứng của các mạch thần kinh. Bà ta trông rất khỏe về thể chất. Có lẽ quá buồn chán vì bị bắt nằm ở đây, bà tìm cách bắt chuyện với bất cứ ai bước vào phòng thăm tôi.
Phần tôi thì chỉ muốn im lặng để được yên nghỉ. Ngoài những chuyện phiếm của bà, tiếng máy truyền hình ồn ào do bà mỏ cũng làm tôi tiêu tán hết năng lực. Tôi nghĩ bệnh viện chẳng hề quan tâm tới sự hồi phục của tôi, mới đưa tôi vào chung phòng với bệnh nhân này. Bỏi không nói được, tôi không có lời phản đối nào cả với ban giám đốc.
Hôm nay, các giáo sư về não bộ - bạn của tôi và các bác sĩ của bệnh viện đã họp mặt trong phòng tôi, nghiêm trọng bàn về kế hoạch chữa trị sắp tới. Vừa lúc ấy thì mẹ tôi bước vào.
Sau khi lên tiếng chào mọi người, bà đến bên giường nhìn thẳng vào tôi như ước định bệnh tình, rồi bà dỡ chăn êm đềm nằm sát xuống bên tôi, choàng tay ôm chặt lấy như che chỏ tôi những ngày còn bé. Trong mắt ngưòi mẹ, tôi không còn là một giáo sư tiến sĩ của đại học nổi tiếng Harvard nữa, chỉ là đứa con gái bé bỏng của mẹ đang bệnh nặng và cần được mẹ chăm sóc, dỗ dành. Tôi chui rúc vào lòng êm ấm của bà với tất cả sự biết ơn. Tôi có cảm giác được mẹ tôi sinh ra lần thứ hai. Bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ mình đã trưỏng thành và có thể sống đời độc lập. Giờ mới biết trong hoàn cảnh này, tình mẹ quý báu biết là dường nào!
Các bác sĩ bệnh viện và các bạn chuyên môn của tôi, căn cứ trên đồ hình đã chụp được, quyết định rằng tôi phải được mổ sọ ra để lấy đi khối máu khô lớn bằng trái banh golf và cắt bỏ mạch máu dị hình đã tạo ra cơn xuất huyết vừa rồi. Nếu không làm vậy, tôi sẽ có cơ nguy bị vỡ mạch máu lần thứ hai. Họ còn nói thêm rằng trước kia tôi hay bị nhức đầu nhưng uống thuốc không bao glờ hiệu quả.
Đó là vì, như đồ hình cho thấy, tôi đã có những lần bị xuất huyết nhỏ và máu tự đông đặc nên không có chuyện gì xảy ra. Cho nên, mẹ tôi đồng ý với quyết định của mọi người.
Nhưng tôi lắc đầu phản đối. Mổ sọ ra là chuyện tối nguy hiểm đối với bất kỳ nhà thần kinh não bộ học nào. Mẹ tôi cảm nhận được ở tôi nỗi bất an trong đôi mắt, nên nói: “Không sao đâu con! Con không phải giải phẩu gì cả. Mẹ sẽ bảo vệ con và chống lại sự quyết định của mọi người. Bất cứ điều gì sẽ xảy ra, mẹ sẽ chăm sóc con. Nhưng mà, nếu con không lấy mạch máu hư hỏng trong đầu ra, rồi bị xuất huyết não lần nữa, mẹ sẽ mang con về ở chung với mẹ và lo lắng cho con suốt đời!”. Mặc dù tôi rất yêu mẹ và biết bà là người mẹ tuyệt vời, cái ý nghĩ phải ở chung với mẹ cả đời làm tôi “hết hồn”! Con cái trưỏng thành không bao giờ ở chung và phụ thuộc vào cha mẹ trong văn hóa Mỹ; nhất là đối với người có ăn hoc như tôi.
Cho nên hai ngày sau, tôi đồng ý cuộc giải phẩu. Bây giờ, bổn phận của tôi là phải làm sao cho sức khỏe khá hơn để đủ sức trãi qua cuộc mổ xẻ này. Điều quan trọng cần biết là: Bệnh nhân sống sót sau cơn tai biến phải biết bổn phận là tự mình tập vận động để phục hồi các chức năng của cơ thể, đừng đợi chờ lệnh của bác sĩ. Phải tập vận động ngay sau khi đã được cấp cứu. Tức là ngay sau khi bác sĩ đã giúp cho thoát khỏi tử thần. Đừng có mãi nằm một chỗ dù mệt đến đâu. Cố gắng ngồi dậy cử động, đi đứng; càng ráng sức chừng nào, càng tốt cho sự hồi phục. Tôi bắt đầu vận động bằng cách lúc lắc mình như người khỏe ngồi ghế xích đu. Nằm thẳng trên giường, không còn hơi sức, mà ráng lúc lắc rướn mình lên thì thật khó lắm. Lúc lắc độ mươi phút thì đã thấy mệt, nghỉ hoặc ngủ một chút rồi tiếp tục.
Phải kiên nhẫn và có ý chí. Rướn mình lên như muốn ngồi dậy là để tập bắp thịt hông mạnh lên và vận động trở lại. Tập như vậy đôi ba ngày thì đã tự mình ngồi dậy được khi đang nằm trên giường. Thành ra phải tập với sự hăm hỏ và quyết tâm! Đứa trẻ sơ sinh tập lật, tập ngồi, trườn, bò, đứng chựng, đi lẩm đẩm... như thế nào và mất mấy năm thời gian, thì người sống sót sau tai biến mạch máu não cũng phải làm gần như vậy. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà kết quả mau hay chậm.
Người nuôi bệnh phải biết rằng người bệnh là một đứa bé trong thân thể người lớn. Đối xử với đứa bé như thế nào, thì đối với người bệnh thế ấy. Không được nặng lời, to tiếng hay chê bai. Phải vui vẻ, bày tỏ sự thương yêu, dịu dàng, kính trọng và không tiếc lời ngợi khen khi người bệnh thành công trong việc tập ngồi, tập đứng, tập đi, tập nói, tập viết...
Vận động một lúc cảm thấy mệt, tức là đã hết năng lực. Người bệnh này không có năng lực nhiều nên luôn luôn cảm thấy mỏi mệt. Cách bồi bổ năng lực là... ngủ. Vừa thoát chết thì phải ngủ nhiều lần trong một ngày. Tôi hay thưỏng cho tôi sau mỗi lần vận động là nằm nhắm mắt ngủ. Đó là cách để bộ óc sắp xếp lại các mạch tế bào thần kinh, giúp cho ta có thêm năng lực hơn. Cũng như văn phòng làm việc ngổn ngang giấy tờ. Ngưng làm việc một lúc, lo sắp xếp trật tự trở lại thì việc làm có hiệu quả hơn.
Phải ngủ bao nhiêu giờ một ngày đêm tùy theo lệnh của bộ óc, không phải lệnh của bác sĩ hoặc bất kỳ ai. Ngủ một đêm 9 giờ hoặc 11 giờ cũng không sao, mỉễn thấy trong người khỏe khoắn khi tỉnh giấc. Và ngủ thêm giấc trưa vài ba giờ nữa. Đó là cách để cho năng lực phục hồi mau chóng.

Đọc tiếp p11.12

ad

Backgrounds

Tin Buồn